Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Bạn thân phổ thơ Bùi Chí Vinh thành ca khúc
Nhà thơ Bùi Chí Vinh và nhạc sĩ Nguyễn Hiệp, Nguyễn Lâm vừa có buổi ra mắt tập sách thơ nhạc mang tên 'Thiếu nữ' (NXB Trẻ). Trong cuốn sách, các tứ thơ chắt lọc qua 10 sáng tác của thi sĩ họ Bùi được hai người bạn thân phổ nhạc.

 


Đây là lần đầu tiên, nhà thơ giang hồ Bùi Chí Vinh có nhiều thơ được phổ nhạc cùng lúc như thế. Ngoài 10 bản nhạc phổ thơ Bùi Chí Vinh, Thiếu nữ còn in nguyên bản gốc 10 bài thơ và kèm đĩa CD các bài hát này qua sự thể hiện của các giọng ca Huy Bảo, Thanh Lan, Nguyễn Hiệp, Diệu Hiền và Nguyễn Lâm. Nhà thơ Bùi Chí Vinh còn trình diễn giọng đọc thơ sang sảng, lôi cuốn của anh trước khi các bản nhạc bắt đầu.


 


Đây cũng là lần đầu tiên, bộ phim chân dung Bùi Chí Vinh do đạo diễn Lê Văn Duy thực hiện được phát hành rộng rãi dưới dạng DVD kèm với tập sách và CD Thiếu nữ. Bạn bè văn nghệ nói đùa, sắp hết năm 2011, nhà thơ Bùi Chí Vinh ôm trọn niềm vui khi cùng lúc được phim và nhạc "lăng xê" đến đông đảo công chúng.


 











Từ trái qua: Đạo diễn Lê Văn Duy, nhà thơ Bùi Chí Vinh, nhạc sĩ Nguyễn Hiệp và Nguyễn Lâm

 


Một tình bạn hơn 30 năm


 


Nhà thơ Bùi Chí Vinh và các tác phẩm của anh thường in đậm đời sống văn nghệ vỉa hè Sài Gòn. Còn nhạc sĩ Nguyễn Lâm, Nguyễn Hiệp lại là hai cái tên khá xa lạ trong đời sống âm nhạc hiện nay. Khi Bùi Chí Vinh khoe ấn phẩm Thiếu nữ, nhiều người cứ nghĩ Nguyễn Lâm, Nguyễn Hiệp "ăn theo" danh tiếng nhà thơ.


 


Hỏi ra mới biết, nhạc sĩ Nguyễn Hiệp quê quán ở Lâm Đồng, Nguyễn Lâm sống tại Sài Gòn và họ là bạn thân của Bùi Chí Vinh. Riêng Nguyễn Lâm còn có biệt danh là "Lâm Cầu Kiệu", vì anh sinh ra và lớn lên tại khu vực Cầu Kiệu - Sài Gòn hơn 50 năm nay. Cái tên Lâm Cầu Kiệu lần đầu được báo chí nhắc đến khi anh mua lại bản quyền phim của đạo diễn Lê Văn Duy làm về chân dung nhà thơ Bùi Chí Vinh. Lâm Cầu Kiệu mua phim tài liệu của đạo diễn Lê Văn Duy đơn giản vì Lâm là bạn rất thân của Bùi Chí Vinh.


 


Bùi Chí Vinh cho biết: “Tôi và Lâm Cầu Kiệu là hai thằng bạn “giang hồ” sau năm 1975 cùng công tác tại Thành Đoàn TP HCM, thân nhau lắm nên Lâm mới mua phim của Lê Văn Duy làm về tôi. Tôi và Nguyễn Hiệp từng biểu diễn chung với nhau một đêm thơ nhạc rất thơ mộng đầu thập niên 1980 ở Trung tâm văn hóa Bảo Lộc - Lâm Đồng. Từ những kỷ niệm đẹp đó, tôi biết "tài nghệ" Nguyễn Hiệp. Tôi biết anh vừa kiêu hãnh vừa mặc cảm trước thời thế và chỉ mở quán “hát với nhau” sống qua ngày”.


 


Cơ duyên để có bộ sách đĩa thơ nhạc Thiếu nữ, Bùi Chí Vinh tiết lộ: “Lâm Cầu Kiệu rất yêu mến thơ tôi và chính Lâm đã khích lệ Nguyễn Hiệp, gần như "dồn ép" để Hiệp nỗ lực sáng tác 9 bài nhạc phổ thơ tôi trong một thời gian kỷ lục. 9 bài nhạc phổ thơ ấy hoàn toàn khác xa giai điệu mà các nhạc sĩ từng phổ thơ tôi. Tôi chỉ biết nói rằng nó phảng phất một chút gì để nhớ để thương của Sài Gòn ngày xưa và cũng rất lành mạnh với mặt bằng xã hội phức tạp hiện nay, vừa trẻ trung vừa già dặn”.


 


Vốn đang sống ở Mỹ, Nguyễn Lâm cho hay: "Tại Mỹ, nhiều buổi sinh hoạt văn nghệ trong bà con kiều bào, thơ Bùi Chí Vinh được rất nhiều người đọc. Tôi nghĩ, mình là bạn rất thân của Vinh từ thời trẻ, từng ấp ủ phổ thơ của bạn, nhưng do lo đời sống cơm áo nên chưa thực hiện được. Bây giờ tuổi cũng đã lớn, đời sống đã tạm ổn, sao mình không phổ thơ Vinh thành ca khúc hát chơi và giới thiệu với nhiều người. Do khả năng của tôi có hạn, tôi đã rủ nhạc sĩ Nguyễn Hiệp cùng thực hiện ý định này”.


 











Bìa sách thơ nhạc "Thiếu nữ".

 


Không chỉ dừng lại ở 10 ca khúc phổ thơ Bùi Chí Vinh, Nguyễn Lâm cho biết thêm: “Những bài tôi và Nguyễn Hiệp phổ thơ Vinh đều gắn với kỷ niệm của tình bạn một thời. Trong thời gian tới, dự kiến Nguyễn Hiệp và tôi sẽ phổ thơ Vinh thành 50 bài nhạc. Tôi và nhạc sĩ Nguyễn Hiệp chơi thân với nhau qua trung gian là nhà thơ Bùi Chí Vinh vì Vinh là bạn từ xưa của anh Hiệp. Giờ cùng hợp sức phổ thơ Bùi Chí Vinh xem như lưu lại một dấu ấn đẹp trong đời sống này”.


 


Nguyễn Lâm, Nguyễn Hiệp phổ khá nhiều bài quen thuộc của Bùi Chí Vinh. Chẳng hạn, bài Thiếu nữ, được dùng đặt tên cho cả tập sách đã được phổ biến trên nhiều sách, báo và được Bùi Chí Vinh “xuất bản miệng” khắp nơi: “Cô gái ơi, anh nhớ em/ Như con nít nhớ cà rem vậy mà/ Như con dế trống đi xa/ Một hôm nhớ đến quê nhà gáy chơi/ Con dế thì gáy một hơi/ Riêng anh gáy suốt một thời con trai/ Tiếng gáy bò lên lỗ tai/ Làm em nhột suốt một ngày một đêm…”.


 


Thơ Bùi Chí Vinh từng được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như: Lã Văn Cường với các bài thơ Phản tống biệt hành, Ngón út... Thảo Linh tức Thao Giang với bài thơ Hậu chùa Hương, nhạc sĩ hải ngoại Huy Đức với bài thơ Thiếu nữ, nhạc sĩ Quỳnh Hợp với bài thơ Phản tống biệt hành… Vậy Bùi Chí Vinh cảm nhận gì về 10 bài hát của Nguyễn Hiệp, Nguyễn Lâm so với các nhạc sĩ khác? "Nói chung là khá nhiều nhạc sĩ “liều mạng” phổ thơ tôi và họ thường chọn những bài thơ dễ phổ nhạc nên hay bị trùng nhau ở tựa bài. Bởi đơn giản là tôi làm thơ không phải để phổ nhạc. Tôi làm thơ để đọc trước đám đông. Không cần âm nhạc thì thơ Bùi Chí Vinh vẫn là thơ Bùi Chí Vinh. Nhưng như đã nói, Thiếu nữ là dấu ấn của tình bạn mà tôi trân trọng", Bùi thi sĩ bộc bạch.


 


Nguyễn Lâm cho biết, Thiếu nữ sẽ phát hành theo hệ thống các nhà sách tại Việt Nam và đặc biệt tại California (Mỹ) - nơi có khoảng một triệu kiều bào. Thiếu nữ in lần đầu 2.000 bộ nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Roald Dahl: 'Viết văn giống như một cuộc leo núi' (27-12-2011)
    Nhà thơ Thanh Tịnh 'giấu niềm đau vui sống với đời' (22-12-2011)
    J.K. Rowling: ‘Báo chí biến tôi thành tù nhân’ (30-11-2011)
    Nguyễn Trọng Tạo nhớ về những bài ca trong cuộc đời (19-11-2011)
    Ấn Độ tặng tượng thi hào Tagore cho Việt Nam (11-11-2011)
    Dân Trung Quốc tiếp tục góp tiền giúp Ngải Vị Vị trả thuế  (05-11-2011)
    Đường thơ Thi Hoàng (23-10-2011)
    Mùa thu qua thi ca (21-10-2011)
    Bùi Giáng: thơ Tiên hay thơ Điên (19-10-2011)
    Nhà văn Julian Barnes giành giải Man Booker (19-10-2011)
    Nhà văn và những vướng mắc khi viết phê bình (16-10-2011)
    Phạm Kim và Báo Người Việt Tây Bắc. (11-10-2011)
    Nhà thơ Thụy Điển đoạt giải Nobel Văn học (09-10-2011)
    Nhà thơ Chim Trắng, một người chưa bao giờ già  (03-10-2011)
    Sách 'cổ' tăng giá mạnh (30-09-2011)
    Cuốn sách hé lộ nguyên nhân Conan Doyle viết Sherlock Holmes (25-09-2011)
    Hành trình thơ Văn Cao  (22-09-2011)
    Cây bút trẻ 'buốt ruột' khi nói về nhuận bút (19-09-2011)
    Đồng Đức Bốn: Chuyện phố, chuyện quê (19-09-2011)
    Văn học Hàn trỗi dậy từ ‘Please Look After Mom’ (17-07-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766823.